Phân đạm SA Toray Nhật Bản

Phân Đạm SA – Amoni Sunphat – Tính Chất – Ứng Dụng

Phân Đạm SA – Chất Lượng Tốt

  • An Vi Group phân phối phân đạm SA – Amoni Sunphat với nhiều loại thương hiệu và xuất xứ khác nhau.
  • Phân đạm SA được ứng dụng sâu rộng trong ngành nông nghiệp, công nghiệp.
  • Đạm SA đặc tính dễ tan trong nước, ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
  • Xem thêm các sản phẩm khác do An Vi Group phân phối: Tại Đây!

Thông tin liên hệ mua hàng:

Điện thoại: (028) 6651 8768

Hotline     : 0964 26 7595

Email        : [email protected]

Phân Đạm SA Nhật Bản

                                                                      Phân Đạm SA Nhật Bản

1. Phân đạm SA là gì?

  • Là hợp chất muối vô cơ có tên gọi là Amoni Sunphat hay Amonium Sulphate.
  • Công thức hoá học: (NH4)2SO4
  • Phân đạm SA  chứa 20–21% nitơ nguyên chất và 24-25% lưu huỳnh (S).
  • Loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.
  • Phân đạm SA có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm.
  • Qui cách sản phẩm: 50 kg/ bao
  • Xuất xứ: Nhật Bản, Trung Quốc, Taiwan
  • Nhà phân phối tại Việt Nam: An Vi Group

2. Tính chất của Amoni Sunphat:

2.1. Tính chất vật lý:

  • Phân Amoni Sunphat (NH4)2SO4 có màu trắng, tính hút ẩm, hòa tan được trong nước, không hòa tan trong acetone, rượu và etanol.
  • Khối lượng mol: 132.14 g/mol.
  • Khối lượng riêng: 1.77 g/cm3.
  • Điểm nóng chảy: 235 đến 280 °C.
  • Độ hòa tan trong nước: 70.6 g/100 g nước (0 °C) và 103.8 g/100 g nước (100 °C).

2.3. Tính chất hoá học của phân Amoni Sunphat:

  • Mang tính axit –> có thể làm quỳ tím hoá
  • Phân hủy khi đun nóng trên 250 độ C tạo thành (NH4)HSO4.
  • Phân hủy thành amoniac, nitơ, lưu huỳnh điôixit và nước khi được đun ở nhiệt độ cao hơn.
  • Tác dụng với các dung dịch của sunphat kim loại tạo ra các muối như amoni kim loại sunhat.

3. Phạm vi ứng dụng của phân đạm SA: 

3.1. Đối với nông nghiệp

  • Đạm SA – Amoni Sunphat là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
  • Phân có đặc tính dễ tan trong nước, ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
  • Phân đạm SA – Amoni Sunphat phù hợp với tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat amoni. Phân đạm SA dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu Lưu huỳnh).
  • Đạm SA – Amoni Sunphat chuyên dùng bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đỗ đen, đậu phộng (lạc)… và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như bắp (ngô).
  • Đáng lưu ý, phân đạm SA – Amoni Sunphat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.
  • Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn vì phân dễ làm chua thêm đất.
  • Sử dụng như là một tá dược trong nông nghiệp, cho phân SA tan trong nước thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm.
Bón Phân đạm SA Cho Cây

Bón Phân đạm SA Cho Cây

3.2. Đối với công nghiệp

  • Trong công nghiệp thực phẩm Amoni Suphat là chất phụ gia và được xem là tác nhân trung hòa axit trong các món nướng có thành phần từ bột mì như các loại bánh nướng, bánh mì…
  • Sử dụng như một chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu và như một tác nhân kết tủa muối.
  • Ứng dụng trong phân tách các chất ô nhiễm bằng cách tăng độ cứng của nước.
  • Chất chống ăn mòn.
  • Là một chất chống cháy, có khả năng kháng cháy, giảm nhiệt độ đốt cháy của vật liệu.
  • Được sử dụng như chất đông cứng, chất bảo quản trong ngành chế biến gỗ, giấy…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *